Kinh nghiệm xử lý ghế da ô tô Lexus bị rách, thủng

Đánh giá bài viết
PHỤC HỒI GHẾ DA Ô TÔ BỊ NỨT NẺ, RÁCH, BONG TRÓC
PHỤC HỒI GHẾ DA Ô TÔ BỊ NỨT NẺ, RÁCH, BONG TRÓC

Ghế da ô tô bị rách là một tình trạng khó để xử lý. Nếu không được xử lý, vết rách sẽ gây mất thẩm mỹ và một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm phục hồi ghế da ô tô bị rách, thủng.

1. Nguyên nhân làm ghế da ô tô bị rách

– Do sử dụng quá lâu, chất lượng da đã xuống cấp. Chất lượng da xuống cấp còn da việc vệ sinh, bảo dưỡng ghế da ô tô không thường xuyên hoặc làm không đúng cách. Sự liên kết trên bề mặt da yếu làm cho da không chịu được các tác động lớn từ bên ngoài, dễ dẫn đến tình trạng rách, thủng.

– Do tiếp xúc với các vật sắc nhọn: Việc đặt, để các vật sắc nhọn như dao, kéo, móc khóa,… sẽ gây hại cho bề mặt da. Nếu tiếp xúc nhẹ, bề mặt da có thể bị trầy xước. Nếu mạnh có thể gây ra các vết rách, thủng.

2. Tác hại của việc sử dụng ghế da ô tô bị rách, thủng

– Gây mất thẩm mỹ: Ghế da ô tô bị rách sẽ làm giảm tính thẩm mỹ, giá trị cũng như sự đẳng cấp, sang trọng của xe. Không một chiếc xe sang nào muốn có một chiếc ghế da bị rách trên xe.

– Ảnh hưởng đến lớp đệm mút bên trong: Ghế da ô tô bị rách, thủng có thể làm cho lớp đệm mút bên trong bị lòi ra ngoài, làm lớp đệm mút dễ bị nhiễm bẩn hơn.

– Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Bề mặt da bị rách làm cho phần bên trong đệm mút dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm bụi, sau một thời gian sẽ gây ẩm mốc, gây mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lái xe và người đi xe.

3. Cách xử lý ghế da ô tô bị rách, thủng

Khi ghế da ô tô bị rách, một số người sẽ bọc lại ghế da ô tô luôn. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu chiếc xe sang và bạn muốn giữ lại nội thất cũng như kiểu may của ghế da thì bạn nên lựa chọn phục hồi ghế da ô tô. Nếu vết rách nhỏ, bạn có thể xử lý tại nhà theo các bước sau:

PỤC HỒI GHẾ DA Ô TÔ BỊ NỨT NẺ BẠC MÀU
PỤC HỒI GHẾ DA Ô TÔ BỊ NỨT NẺ BẠC MÀU

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

– Chất trám ghế da có màu giống màu ghế

– Miếng vá ghế da

– Giấy nhám chuyên dụng để đánh bóng

– Kéo nhỏ

– Khăn siêu mịn

– Keo dán

– Các dụng cụ để vệ sinh ghế da như máy hút bụi mini, khăn mềm, dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Bước 2: Vệ sinh ghế da

Dùng máy hút bụi mini để hút bụi và các chất bẩn. Sau đó dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và khăn mềm để lau sạch các vết bẩn trên ghế. Cần đảm bảo bề mặt da khô trước khi chuyển qua bước tiếp theo.

Bước 3: Vá vết rách

Đưa miếng vá vào dưới vết rách và dụng keo dán để dán lại, sau đó đợi keo khô.

Bước 4: Trám da

Phết các chất trám lên miếng lót theo từng lớp. Lưu ý là sau khi lớp hày khô thì mới phết lớp tiếp theo. Đến khi lớp chất trám hơi chồng lên vùng da xung quanh thì dừng lại.

Bước 5: Làm phẳng

Sử dụng giấy nhám chuyên dụng để chà vùng vừa vá đến khi phần vá phẳng đồng đều với vùng xung quanh. Lưu ý, hạn chế chà lên các vùng xung quanh gây ra tình trạng sờn, xước.

Bước 6: Phủ màu

Dùng chất phủ màu chuyên dụng để tạo màu cho vùng vừa vá. Lưu ý là sử dụng sản phẩm có cùng màu với màu da nguyên bản.

Bước 7: Dưỡng da

Sử dụng chất dưỡng da chuyên dụng để tạo lớp bảo vệ cho da, đồng thời giữ cho da luôn mềm mại.

Ghế da ô tô bị rách, thủng là tình trạng khó có thể tự xử lý tại nhà vì nếu không khéo tay, vùng được vá sẽ rất dễ lộ. Vì vậy, bạn nên đưa xe đến với MORCAR để được phục hồi ghế da ô tô phần bị rách một cách hoàn hảo nhất. 

MORCAR - TINH HOA CÔNG NGHỆ XE HƠI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *